Thiết kế logo, hệ thống nhận diện thương hiệu, in ấn, thi công quảng cáo

Hỏi đáp

Xem trước:
Kể chuyện về logo (phần 1)
---

Ở phần trước tôi có đề cập đến mấy ý: Logo là gì, Thị hiếu thẩm mỹ - thị hiếu thẩm mỹ về logo là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến việc lựa chọn logo và một vài điểm lưu ý trong mỗi trường hợp mà các chủ thể tìm đến nhà thiết kế hoặc tự trang bị logo của mình như thế nào.

Phần này, tôi đề cập chung đến ý tiếp theo đó là: Cách thức hình thành và việc sử dụng một số thành tố làm “chất liệu” để tạo hình một logo. 

Để nội dung không bị phân tán, tôi gói gọn phạm vi khái niệm chủ thể ở đây đơn cử trong trường hợp là một doanh nghiệp nhằm đại diện cho những trường hợp còn lại. Khi một doanh nghiệp nào đó đang trong quá trình trang bị một logo mới thì thường là đã phải thực hiện các bước tiền đề như: nghiên cứu thị trường, xác lập mục tiêu, xây dựng định vị thương hiệu, đích đến của thương hiệu, v.v…tất cả đều nằm trong cái gọi là Chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp. Như vậy, theo tôi, bước thiết kế logo là một trong những hoạt động tại phần xác lập Tài sản Thương hiệu trong Chiến lược Thương hiệu của một doanh nghiệp nói chung. Hoạt động này tốt nhất nên được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp đã xây dựng Cấu trúc nền móng và Định vị Thương hiệu của mình. Có như thế, khi bắt tay vào thiết kế, các designer sẽ có được đầy đủ thông tin và dễ dàng định hình được những gì mình sẽ làm. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải doanh nghiệp nào khi xây dựng logo cũng thực hiện theo các quy trình trên. 

Tôi cũng không khỏi ngạc nhiên, trên website của một đơn vị được cho là thiết kế logo, hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp tại Việt Nam (xin không nêu tên tại đây), một họa sĩ lớn tuổi lại công bố trong bài viết của anh rằng: “thiết kế logo thực chất là thiết kế nên một cái hình đại diện cho doanh nghiệp của bạn...và sản phẩm bạn có chỉ là một cái logo. Người thiết kế logo thường không đòi hỏi phải tìm hiểu sâu về khách hàng của bạn là ai, kinh doanh cái gì, quy mô doanh nghiệp. Chỉ khi anh thiết kế một hệ thống nhận diện thương hiệu thì mới nên chú ý nhiều đến nghiên cứu về đối tượng khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng, anh vẫn nhấn mạnh: người thiết kế logo chỉ cần đi sâu vào tính nhận dạng, độc nhất của doanh nghiệp, chứ không cần quan tâm lắm về những thứ khác…” Nếu như vậy tôi thực sự không hiểu, với quan điểm của anh thì khi thiết kế logo, anh căn cứ trên những tiêu chí nào để hình thành nó, hay đơn thuần anh chỉ tập trung hoặc dựa trên thị hiếu thẩm mỹ cá nhân về logo và kỹ năng về tạo hình để thiết kế. Rồi thiết kế một logo riêng (có thể theo yêu cầu khách hàng) có khác gì với thiết kế một logo kèm các sản phẩm thuộc hệ thống nhận diện thương hiệu doanh nghiệp?

Như ở phần 1 tôi đã đề cập, kiểu dạng logo có thể gói gọn trong 3 kiểu: kiểu hình, kiểu chữ và kiểu tổng hợp. Thường thì khi thiết kế logo, người ta đã tính đến một cái tên thương hiệu rồi. Khi đặt tên thương hiệu thì các chuyên gia thường lưu ý:

-    Tên của thương hiệu có dễ đọc không?

-    Tên của thương hiệu có dễ nhớ không?

-    Tên của thương hiệu có âm sắc tiếng Anh không? (mục đích toàn cầu hóa)

-    Tên của thương hiệu có ngắn gọn không? (2 đến 3 âm tiết là tốt nhất)

-    Tên của thương hiệu có độc nhất không?

-    Tên của thương hiệu có từ nào chung không? (tên cá nhân, tên ngành nghề, tên là những danh từ chung…)

-    Tên của thương hiệu có những chữ cái viết tắt không? (WTO = ? – World  Toilet Organization?)

-    Tên của thương hiệu có trung tính về ngôn ngữ không? (có làm cho người nghe hiểu sai ý nghĩa của thương hiệu hoặc hiểu theo nghĩa khác mà thương hiệu đang muốn diễn đạt hay không?)

-    Tên của thương hiệu có đăng ký bảo hộ được không?

Đặt tên thương hiệu cũng có nhiều điều đáng bàn, nhưng có lẽ chúng ta sẽ nói chi tiết hơn ở một dịp khác. Nhắc đến tên thương hiệu vì nó là một trong những yếu tố mà người thiết kế có thể ứng dụng nó hoặc không ứng dụng nó như thế nào để hình thành nên phương án thiết kế logo hữu hiệu?

Sử dụng nguyên dạng tên gọi thương hiệu


Nếu chúng ta có một tên thương hiệu hay, hợp lý với ngành nghề và môi trường hoạt động của doanh nghiệp thì đó đã là một điểm thuận lợi cho các designer khi thiết kế logo. Bởi, sử dụng hình thức nguyên dạng tên chữ khi thiết kế logo là một trong những cách có nhiều ưu điểm mà các nhà thiết kế thường sử dụng. Bằng cách tạo ra mẫu chữ một dáng vẻ đặc biệt, gợi những liên tưởng gần gũi về tính chất công ty, ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp mà nó đại diện, nhà thiết kế có thể làm khách hàng hài lòng với mẫu logo hoàn toàn bằng chữ này vì nó có khả năng tạo nên ấn tượng và thể hiện được các thông điệp cần thiết đến các đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Thế mạnh của logo này chính là tính dễ nhận diện cùng với tên thương hiệu.

Tôi lưu ý lại một trong những điểm quan trọng về tên gọi thương hiệu và đặc biệt là khi ứng dụng chữ ghi tên gọi thương hiệu vào thiết kế logo cần chắc chắn không bao hàm nghĩa xấu cả ở trong nước và ra nước ngoài; Cần tránh không bị “chơi chữ” thành một nghĩa lệch lạc, gây khó chịu với ngôn ngữ khác.

Do đặc điểm nghề nghiệp, tôi thường chú ý và theo dõi nhiều đến logo và thương hiệu của các Ngân hàng thương mại ở trong nước. Vì hơn ai hết, các Ngân hàng này luôn là các đơn vị tiên phong trong việc quan tâm, đầu tư về thương hiệu nói chung cũng như chăm chút về hình thức bên ngoài như logo nói riêng. Nhiều Ngân hàng sau khi cải tiến chỉnh sửa logo và Hệ thống nhận diện thương hiệu, họ đã dần tạo được hình ảnh hoàn chỉnh và sở hữu những logo khá tốt, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Nhưng cũng không ngoại lệ, trong số đó, còn tồn tại ngân hàng gặp lỗi trong quá trình cải tiến hình ảnh logo, cụ thể là ở trong khâu ứng dụng tên thương hiệu vào thiết kế hình ảnh này. 

Một lần, khi đang trên xe cùng bạn bè, nhìn qua cửa kính xe, tôi lướt thấy logo mới chỉnh sửa của một ngân hàng ở trên bảng hiệu lớn của tòa nhà văn phòng ven đường, khi đọc tên thương hiệu trên logo của ngân hàng đó theo cách đọc chữ không dấu Tiếng Việt - hiển thị trên logo thì bất kỳ ai ở trong xe cũng phải phá lên cười, nguyên nhân là do nghĩa của từ được xướng lên khá bi hài và không mấy tế nhị. Nếu ai đó chưa biết đến cái tên thương hiệu của ngân hàng này, chắc chắn sẽ phải mất một khoảng thời gian để luận ra tên đúng của nó nếu quan sát từ logo. Đây đã là một hạn chế không đáng có tạo thành lỗi trong thiết kế logo rồi! Theo tôi, với trường hợp này, không nên sử dụng cách ứng dụng nguyên dạng chữ ghi tên thương hiệu vào việc thiết kế mà nhà thiết kế nên nghĩ đến nhiều phương án triển khai khác của kiểu logo dạng chữ này.





Logo kiểu nguyên dạng chữ trở nên phổ biến và thịnh hành từ rất lâu, 
rất phù hợp với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, chế tạo, máy tính…


Kết hợp các chữ cái hoặc dùng các chữ cái đầu của tên gọi

Đó là có thể chỉ là việc sử dụng những con số, một chữ, một tập hợp của hai, ba hoặc bốn chữ cái và cần tính đến vấn đề kết hợp chữ như thế nào?

Khi đã tìm ra được các ký tự phù hợp thì là lúc các designer phải vận dụng kỹ năng sáng tạo trong thiết kế ứng dụng chữ, sao cho bảo đảm trong việc chọn kiểu chữ, phong cách chữ. Công đoạn này, cần chú ý: hình thức của chữ nằm trong sự phối hợp hài hòa giữa các nét thanh, nét đậm hoặc chi tiết trang trí của từng loại chữ, kiểu chữ. Kích cỡ và bề dày chữ cũng không nên quá nặng nề, không quá vô nghĩa và nên rõ ràng, tránh hỗn độn. Nên có sự cách điệu trên bản thân hình chữ nếu cần, khác với các kiểu chữ có sẵn, cần tạo cho bản thân chữ có nghĩa và gợi tả hơn, chú ý mảng âm, mảng dương, cấu trúc nét giữa ký tự này với ký tự khác. Các ký tự nên được đan cài hay tính toán nhịp điệu chuyển động, liên kết như thế nào đó để tạo nên sự sống động của logo…Trong phần này, tất cả trông chờ vào tài nghệ của các designer. 



G
iống như cách sắp xếp đối tượng tạo hình ở dạng tranh metamorphic, bí ẩn của logo này nằm giữa chữ "E" và chữ “X”. Sự kết hợp đặc biệt đã tạo nên hình 1 mũi tên, hàm ý tốc độ chuyển phát của hãng này nhanh như tên bắn

Nhưng nếu việc sử dụng kiểu logo chữ không thuộc ý định của khách hàng hoặc tạo nên bất lợi trong thiết kế logo thì còn cách thức thiết kế nào khác?

Sử dụng một ẩn dụ cùng với một biểu tượng nào đó


Đây là cách thức mà nhà thiết kế thường sử dụng một biểu tượng nói lên bản chất của đối tượng. Cách thức này cũng không khác là mấy với công việc xây dựng một hình tượng nghệ thuật trong tranh bố cục. Chỉ có điều trong bố cục logo, số lượng hình tượng càng ít càng tốt (thường chỉ là một hoặc hai). Vì nó cần thể hiện được tính chất của một biểu tượng. Biểu tượng có thể được khai thác từ đặc trưng của ngành nghề kinh doanh, sản phẩm mũi nhọn, các triết lý kinh doanh của chủ thể hay một hình tượng nào đó nhằm phản ánh về thông điệp mà chủ doanh nghiệp yêu cầu. Lúc này, nhà thiết kế giống như người phán xét, đưa ra các quyết định sẽ phải làm gì và làm như thế nào để thể hiện tính liên kết hình tượng, tạo ra những câu chuyện hấp dẫn từ hình ảnh của logo. Nó đòi hỏi các designer cần có trí tưởng tượng phong phú, kiến thức xã hội sâu rộng, những suy nghĩ tiềm tàng và sự liên tưởng sắc sảo.



Logo có hình con sò ẩn dụ về nguồn năng lượng thiên nhiên cổ xưa và vĩnh cửu vì nguồn gốc dầu mỏ là do động, thực vật sau những biến động của trái đất bị vùi sâu dưới các tảng địa chất, bị phân hủy bởi các khuẩn môi trường yếm khí mà ra



Logo Nike chỉ là một vệt đi lên, về mặt tạo hình thì không có gì để bàn, nhưng dù sao cũng có được sự liên hệ đến lĩnh vực thể thao

Sự kết hợp cả hai

Sự kết hợp giữa hình và chữ mang đến một kiểu logo tổng hợp. Đây là cách thiết kế logo phổ biến nhất hiện nay. Vì với logo kiểu này, rất dễ đáp ứng được các tiêu chí nhờ tính dễ nhận diện, lôi cuốn người xem. Lựa chọn này trở nên phổ biến nhờ sự thuận lợi cho cả người thiết kế lẫn người xem và người sử dụng.

Với người thiết kế, họ sẽ làm công việc xây dựng phần biểu tượng với các thao tác và lưu ý chung như trên đã nhắc đến ở logo kiểu dạng hình. Có khi biểu tượng vẫn là một ký tự nào đó trong nhóm ký tự ghi tên thương hiệu, được nâng lên thành hình (như logo tập đoàn dầu khí Việt Nam hiện nay chẵng hạn!) và kết hợp thêm với phần chữ, có thể là tên hoặc tên viết tắt của thương hiệu. Do hai thành phần hình biểu tượng và chữ thường có các tính chất khác nhau, cấu trúc mảng miếng trở nên phong phú, sự điều chỉnh hình và chữ càng đa dạng, cùng với sự kết hợp qua lại sẽ tạo thêm điều kiện cho người thiết kế đưa ra được nhiều concept logo hoàn hảo.

Với người xem, nhờ các đặc điểm về hình và phần chữ, họ có thể nhận diện logo cùng thương hiệu của doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Vì đa phần, kiểu logo dạng này, có ý nghĩa mang tính tường minh hơn so với các kiểu logo khác.

Với người sử dụng, họ thường rất yên tâm khi sử dụng kiểu logo này. Sở dĩ như vậy vì họ không phải boăn khoăn và lo lắng về việc liệu có ai đó không hiểu những ý nghĩa và thông điệp khi quan sát logo của họ. Chính vì thế, đối với những doanh nghiệp, thương hiệu mới thành lập. Việc ưa dùng kiểu logo tổng hợp thường là lựa chọn nhiều nhất hiện nay.


 
Logo Petrolimex có phần hình biểu tượng được cách điệu bằng chữ P. Phần chữ còn lại là tên gọi của Tập đoàn Dầu khí VN



Đây là một trong những logo nổi tiếng thế giới. Chùm màu phía trên chữ NBC được ví như đuôi con công, nhưng nếu nhìn kỹ hơn ở giữa là đầu con công, với cái mỏ hướng lên trên sang phải, hàm ý NBC luôn hướng về phía trước

(Còn nữa)

Lê Văn Ninh
Phòng Thiết kế Sản xuất

Bạn Chí Hiếu thân mến!
Câu hỏi của bạn đặt ra cũng là câu hỏi của nhiều người đang quan tâm hiện nay. Ấn Vàng có một chuỗi bài viết "Kể chuyện về Logo" liên quan đến Thiết kế logo, các kiểu logo
Sử dụng logo như thế nào cho hiệu quả... nhận dịp này sẽ đăng tải lại trên website, hi vọng sẽ đáp ứng được các ND mà bạn đang quan tâm. 

Logo – Anh là ai?

Có nhiều yếu tố để kiến tạo nên một Hệ thống nhận diện thương hiệu, nhưng tôi muốn đề cập và tập trung đến Logo vì đây là một trong những thành phần quan trọng cấu thành hệ thống này. Logo vừa gần gũi với nhiều người, nhưng cũng không ít người quan niệm khác nhau về nó. Trong gia đình, công sở, siêu thị, trường học…đâu đâu ta cũng bắt gặp logo. Mỗi logo lại tạo nên những câu chuyện, những cảm nhận và thông điệp riêng về chính nó và về chủ sở hữu. Mỗi tầng lớp, mỗi đối tượng cũng có cái nhìn, cách đánh giá, sở thích riêng về logo. 

Như chuyện kể lại, chúng ta nhắc lại câu hỏi: logo là gì? 


Có nhiều tài liệu nêu ra các định nghĩa có phần khác nhau về logo, khi mang tính khái quát, tổng hợp, khi sa vào liệt kê chi tiết. Tuy nhiên, các định nghĩa đều hướng chung đến nội dung: “Logo là dạng tín hiệu tạo hình thẩm mỹ, có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một lượng thông tin hàm súc, biểu đạt đặc trưng và là hình ảnh đại diện của một công ty, một tổ chức, một hoạt động (như một cuộc thi, phong trào...) hay một ban nhóm, thậm chí cho một cá nhân…” Logo có thể ở dạng hình, dạng chữ hay dạng tổng hợp cả hình và chữ. Người ta còn chia ra logo ở dạng linh vật hay một số dạng khác nữa nhưng theo tôi, về hình thức chỉ cần phân theo 3 kiểu dạng trên cũng xem như là đủ.

Ở mỗi dạng, logo lại có vô số cách thể hiện. Ở mỗi thời kỳ, logo phát triển trên nhiều phong cách và xu hướng thiết kế. Dưới góc độ tạo hình, logo mang tính nghệ thuật. Logo cần đảm bảo các quy luật về thị giác, cân nhắc các mối tương quan giữa các yếu tố tạo hình như: mảng miếng, đường nét, màu sắc, không gian và kiểu dáng... Dưới góc độ công năng, logo cần đảm bảo tính dễ nhận diện, không quá trừu tượng, bí ẩn, đảm bảo tính hiển thị, ấn tượng và dễ nhớ, ứng dụng đa dạng…đáp ứng sự tiếp cận của đối tượng cần truyền thông cùng thị trường mục tiêu. Vì vậy người ta mới có câu: “Logo design is science”  - Thiết kế logo là khoa học, thật không sai!



Chính với những định nghĩa và sự thiên biến vạn hóa về phong cách, kiểu dáng, hình thức thể hiện của logo như vậy, khiến không ít người (đặc biệt là các chủ doanh nghiệp) đang có ý định xây dựng cho công ty của mình một hình ảnh logo, phân vân và đắn đo khi chọn lựa nhà tư vấn, cung cấp dịch vụ thiết kế. Họ càng phân vân khi chọn lựa kiểu, hình tượng, màu sắc…cho logo của mình.

Một thị hiếu thẩm mỹ, một thị hiếu về logo

Cách đây không lâu một khách hàng đã đề nghị Công ty của tôi xây dựng cho doanh nghiệp do anh sở hữa một logo theo yêu cầu. Sau các bước thực hiện theo quy trình đã đề ra, Bộ phận thiết kế chúng tôi tổng hợp được các thông tin liên quan rất chi tiết về yêu cầu logo của anh và thực hiện các phác thảo. Sau nhiều option, anh rất ưng ý một phương án nhưng một mực muốn thêm vào chi tiết hình tròn bao quanh toàn bố cục của logo. Anh cũng muốn thêm một chi tiết khác nữa vào bố cục đã có này. Bộ phận tư vấn của chúng tôi đã cố gắng thuyết phục về sự bất khả thi này nhưng anh quả quyết rằng đó là cách anh lựa chọn cho hình ảnh logo cuối cùng của mình. Quả là một thách thức đối với các designer về việc cân nhắc giữa sự lựa chọn của khách hàng và chất lượng sản phẩm của mình trong tình huống trên. 

Tất nhiên, cũng không thể đem vấn đề nhận thức về chuyên môn để quy chiếu lên tất cả các đối tượng khác hàng, bởi ở đây, ngoài khả năng nhận thức về chuyên ngành để đưa ra quyết định lựa chọn logo của một người còn liên quan đến vấn đề thị hiếu thẩm mỹ ở mỗi cá nhân đó. Chúng ta lại “chạm phải” một phạm trù rộng của mỹ học đó là Thị hiếu thẩm mỹ. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị hiếu thẩm mỹ của con người dù ở góc độ cá nhân hay xã hội. Có quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của thị hiếu cá nhân, năng lực bẩm sinh của cá nhân, hoặc tuyệt đối hóa thị hiếu xã hội của các cộng đồng người như giai cấp, dân tộc, thời đại. Chẳng hạn, Môngteskiơ cho rằng thị hiếu thẩm mỹ là “cái thu hút chúng ta chú ý tới đối tượng bằng tình cảm”. Ngược lại Rútxô coi: “Thị hiếu thẩm mỹ là năng lực nhận xét về cái mà đông đảo mọi người thích hay không thích”. Còn Cantơ nhận thấy tính phức tạp và tính cá nhân của thị hiếu thẩm mỹ, nên cho rằng “về thị hiếu không nên bàn cãi”. Trong các giáo trình, tài liệu hiện nay ở ta nhấn mạnh: “thị hiếu thẩm mỹ vừa mang tính cá nhân và tính xã hội, là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và nó phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Thị hiếu thẩm mỹ mang dấu ấn cá nhân, là sở thích của cá nhân, nhưng đồng thời nó mang tính xã hội sâu sắc và phụ thuộc vào thị hiếu chung của xã hội theo những chuẩn mực của hoạt động đánh giá thẩm mỹ của xã hội.” 

Với logo, yếu tố thẩm mỹ đã là một phần lớn làm ảnh hưởng đến quyết định việc lựa chọn logo của người sử dụng. Vì vậy, logo được ưa dùng như thế nào phụ thuộc rất rõ vào thị hiếu thẩm mỹ của những chủ nhân. Rõ ràng, các tiêu chí thẩm mỹ tạo hình và các tiêu chí về công năng sử dụng… thì yếu tố thẩm mỹ đã bao trùm lên khá nhiều các tiêu chí nhỏ chứa đựng bên trong, tạo nên một chuẩn mực của logo. 

Quan niệm thị hiếu thẩm mỹ về logo theo tôi cũng không vượt ra ngoài quan niệm về thị hiếu thẩm mỹ nói chung. Chúng tôi quy ước rằng, với những đối tượng khách hàng hay áp đặt thị hiếu của mình trong thiết kế logo, thì nhiệm vụ của chúng tôi là phải dung hòa được sở thích, thị hiếu của khách hàng đó với các chuẩn mực của thiết kế, xây dựng logo mà chúng tôi có được qua đào tạo và tích lũy trong quá trình làm việc, học tập và nghiên cứu.

“Chọn mặt gửi vàng”

Để chọn lựa, xây dựng được logo của mình, hiện nay, một số đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… có điều kiện thì thường mở hẳn một cuộc thi thiết kế logo. Cách làm này có thể kêu gọi được một số nhà chuyên môn tham gia, tạo được sự cộng hưởng về truyền thông cho thương hiệu của mình, tuy nhiên sẽ phản tác dụng nếu tổ chức một cách hời hợt, qua loa, không bài bản. Với một Hội đồng thẩm định yếu về chuyên môn, có thể bạn sẽ phải sở hữu một logo không tốt đi cùng sự tốn kém, lãng phí không đáng có của nó. 

Một số khác, có thể vì hạn chế về thời gian hay tài chính lại lựa chọn phương án tự trang bị logo cho chính mình. Trường hợp này thường do các cá nhân có tầm ảnh hưởng của chủ thể, quá tâm đắc với ý tưởng của mình mà áp đặt các quan điểm của cá nhân lên hình ảnh logo sẽ lựa chọn. Cũng như trên, theo tôi, logo không nên là một tác phẩm thuần túy theo thị hiếu cá nhân, mà nó cần hội tụ một loạt các yếu tố có tính chất xã hội, cụ thể hơn nó cần nhắm đến khách hàng mục tiêu hay đối tượng cần truyền thông. Vì vậy, có lẽ bạn cần cân nhắc kỹ khi áp dụng phương án tự mình thiết kế?

Trường hợp khác, có thể bạn nghĩ đến việc sử dụng clip art logo. Theo ý kiến của tác giả bài viết “Những lời khuyên để có một thiết kế logo tốt” đăng trên website The Logo Factory thì “Đây không phải ý hay – những hình ảnh này không được phép sử dụng làm logo hoặc nếu được đi chăng nữa, nó đã được sử dụng bởi rất nhiều người. Hoặc bạn nghĩ đến việc download mẫu logo cũng là một ý tưởng tồi – vì hầu hết những site chứa template này đều khuyết danh và bạn sẽ không bao giờ đảm bảo được liệu tác phẩm của bạn có là nguyên gốc”. Phải chăng, đây là một ý kiến đúng đắn!

Còn lại, thông thường chỉ có một trong hai cách tốt nhất để có được một logo độc nhất, thành công nhất, đó là làm việc với nhà thiết kế dày dặn kinh nghiệm để có được cái bạn muốn. Hoặc bạn phải bỏ rất rất nhiều công sức tiền bạc như Nike hay Google…để quảng bá, tích lũy giá trị cho cái logo độc đáo mà bạn tự thiết kế trên khắp mọi nơi.



0 USD: Logo đầu tiên của Google do nhà đồng sáng lập Sergey Brin thiết kế năm 1998. Tuy được thay đổi vài lần nhưng về cơ bản nó vẫn giống như cũ.


Ngược lại, Steve Jobs đánh giá rất cao giá trị của logo nên đã thuê Paul Rand vẽ logo cho công ty máy tính NeXT với giá 100.000 USD năm 1986.



Tuy năm nay mới diễn ra, logo dành cho Olympics London đã được Wolff Ollins thiết kế từ năm 2007 với giá 625.000 USD



Tập đoàn ngân hàng New Zealand (ANZ) đã đầu tư số tiền khổng lồ 15 triệu USD cho logo năm 2009.



Nhưng mức đó còn thua xa so với con số 211 triệu USD cho việc thiết kế lại logo của British Petrol (BP) năm 2008.

(xem thiết phần 2)

Lê Văn Ninh
Phòng Thiết kế, Sản xuất

Cảm ơn quý khách đã đặt câu hỏi và quan tâm đến sản phẩm của ẤN VÀNG. Chúng tôi hiện cung cấp loại khung giá sắt treo banner standee ( banner stand ) SNT60-160 và SNT80-200, với kích thước 60x160cm và 80x200cm. Đây là dòng sản phẩm mới của Ấn Vàng, được tạo bởi sắt hộp vuông 1.6cm, sơn hai lớp chống gỉ và sơn phủ ngoài màu trắng; ưu điểm nổi bật: chắc chắn, có độ bền và độ chịu lực cao, sử dụng được cả trong nhà và ngoài trời. Khung còn có tính năng điều chỉnh được chiều cao (giao động từ 10 - 15cm), chiều nghiêng linh hoạt, có khả năng tháo rời, xếp gọn trong phạm vi kích thước 140 x 70cm. Khung sắt standee SNT60-160 và SNT80-200 thực sự hiệu quả về tính thẫm mỹ, tiện dụng trong việc sử dụng treo banner PP hoặc hiflex...của anh/chị.
Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây

Chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ thiết kế Logo và các ấn phẩm mà còn cung cấp dịch vụ in các loại sản phẩm như: in catalog, brochure, tờ gấp, tờ rơi...
Sản phẩm in ấn của chúng tôi được thực hiện theo quy trình chặt chẽ từ khâu thiết kế - in - thành phẩm với màu sắc, quy cách được kiểm soát một cách nghiêm ngặt
Ấn Vàng là công ty chuyên về thiết kế đồ họa, cung cấp nhãn, bao bì hàng hóa, các ấn phẩm quảng cáo và truyền thông thương hiệu.

Bộ phận Thiết kế của chúng tôi bao gồm các họa sĩ, chuyên viên mỹ thuật công nghiệp có kinh nghiệm và chuyên môn cao về thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu, brochure, catalog, tờ gấp, tờ rơi, biểu mẫu văn phòng, báo cáo thường niên, kỷ yếu, lịch, nhãn hiệu, bao bì và các sản phẩm thiết kế đồ họa khác.

Chúng tôi cũng cung cấp cho khách hàng các loại nhãn, bao bì chất lượng cao và các ấn phẩm cao cấp, sang trọng như catalog, brochure… để sử dụng cho việc quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm. Các sản phẩm do chúng tôi cung cấp đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất về mỹ thuật, chất lượng sản xuất –  in ấn và hoàn thiện sản phẩm.

Tìm hiểu chi tiết về dịch vụ và quy trình thực hiện dịch vụ của Ấn Vàng tại đây.

Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm Ấn Vàng đã thực hiện tại đây.

Liên hệ để yêu cầu dịch vụ tại đây.